Du hành giữa các ngôi sao Cận Tinh

Mặt Trời nhìn từ hệ Alpha Centauri, sử dụng Celestia

Cận Tinh đã từng được đề xuất có thể là đích đến đầu tiên trong một chuyến du hành giữa các vì sao trong tương lai.[25] Một chuyến bay sát qua Alpha Centauri là một cách khác để đến được mà không cần có giai đoạn giảm tốc độ. Động cơ đẩy hạt nhân cùng với một số công nghệ khác có thể cho phép chuyến du hành không gian trong khoảng thời gian một thế kỉ, bắt đầu vào đầu thế kỷ tới, được thúc đẩy bởi một vài dự án như Dự án Orion, Dự án Deadalus, và Dự án Longshot.[66]

Mặc dù các tàu thăm dò chương trình Voyager được dự đoán sẽ trở thành những tàu vũ trụ đầu tiên đi vào không gian giữa các vì sao, nhưng chúng di chuyển tương đối chậm, chỉ khoảng 17 km/s, do vậy cần khoảng 10.000 năm để nó di chuyển được một năm ánh sáng.[67] Để so sánh, Cận Tinh hiện tại đang tiến lại gần với tốc độ 21,7 km/s.[1] Tuy thế, Cận Tinh chỉ tới gần tới 3,11 năm ánh sáng và sau đó nó di chuyển ra xa so với Mặt Trời trong khoảng 26.700 năm nữa.[2] Do vậy một tàu thăm dò với tốc độ chậm có thể chỉ cần vài chục nghìn năm để đón đến vị trí Cận Tinh gần Mặt Trời nhất, sau đó sẽ quan sát ngôi sao di chuyển ra xa dần Mặt Trời. Các động cơ đẩy ion tiên tiến có thể cho phép các tàu du hành chuyển động nhanh hơn các tàu Voyager, như đề xuất của chương trình "Tàu thám hiểm không gian liên sao tiên tiến", nhưng các động cơ đẩy ion vẫn còn quá chậm để có thể thực hiện ước mơ du hành đến các ngôi sao khác.[66]

Từ Cận Tinh, Mặt Trời hiện ra là một ngôi sao sáng cấp 0,4 trong chòm sao Tiên Hậu.[68] Nếu hiện tại các động cơ phi hạt nhân được dùng đến, có thể một chuyến du hành hàng nghìn năm cần một con tàu rất lớn đủ để mang một số lượng người lớn để xâm chiếm một hành tinh.[69]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cận Tinh http://www.uranometrianova.pro.br/astronomia/AA002... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/480776 http://books.google.com/books?id=v2tEAAAAIAAJ http://homepage.mac.com/andjames/PageAlphaCen006.h... http://www.nature.com/nature/journal/v536/n7617/fu... http://www.nytimes.com/2016/08/25/science/earth-pl... http://www.sciam.com/article.cfm?id=red-star-risin... http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=w... http://www.solstation.com/stars/alp-cent3.htm http://www.space.com/33834-discovery-of-planet-pro...